STEP IT Academy | Chúng tôi đã hoạt động từ năm 1999. Giáo dục IT chất lượng cao cho người lớn và thiếu nhi. Chúng tôi đào tạo lập trình viên, thiết kế và kỹ sư hệ thống - những người không thể được thay thế bằng trí tuệ nhân tạo. Để đạt được điều này, chúng tôi đào tạo cách làm thế nào để hiểu được nhiệm vụ, chạy dự án và làm việc nhóm, ngoài kiến ​​thức nển tảng được dạy.

Trình duyệt Internet Explorer của bạn đã hết hạn!

Xin vui lòng sử dụng Google Chrome, Safari, Mozilla Firefox, Opera

ШАГ логотип

08 chỉ số SEO quan trọng nhất mà Marketer cần theo dõi

Giảng viên Dung Nguyễn - Senior Ads Operation Specialist tại Cốc Cốc

Marketing

27.05.2024

206 lượt xem

Triển khai các chiến dịch SEO luôn là một trong những đầu việc quan trọng nhất của team Marketing khi mà SEO mang đến những lợi ích lâu dài dành cho các doanh nghiệp. Trong quá trình thực thi các hoạt động SEO, như viết bài, đi Backlink,... các Marketer sẽ luôn cần theo dõi các chỉ số về SEO để có thể đánh giá hiệu quả, cũng như đưa ra các giải pháp kịp thời.

Tại sao Marketer cần theo dõi và đo lường chỉ số SEO

a. Theo dõi mức độ hiệu quả của từng từ khóa 

Trước khi sản xuất ra các nội dung chuẩn SEO, chắc chắn Marketer đã phải dành thời gian lên danh sách các từ khóa tiềm năng, có nhu cầu tìm kiếm cao trong 1 khoảng thời gian nhất định để lên bài viết. Sau khi đã đăng tải nội dung lên Website, bạn cần dành thời gian theo dõi hiệu suất của những từ khóa trên, để từ đó xác định được đâu là từ khóa đem lại hiệu quả cao, nhu cầu tìm kiếm tiếp tục tăng và có thể tiếp tục tối ưu. Đồng thời, Marketer sẽ xác định ra những từ khóa kém hiệu quả để có những điều chỉnh kịp thời

b. Tác động của SEO đến các hoạt động Marketing trên nền tảng Social cũng như hoạt động Offline

Để đo lường mức độ tác động của SEO đối với các hoạt động Marketing trên Social Media, Marketer có thể theo dõi xem lưu lượng truy cập vào Fanpage, số lượng người theo dõi, tương tác mới trên Social đến từ nguồn nào? Nếu như những lưu lượng truy cập mới trên Social đến từ các nội dung trên Website hay Google Search, điều này chứng tỏ các chiến dịch SEO trên Website của thương hiệu đang hoạt động hiệu quả.

Tương tự với cách đo lường mức độ ảnh hưởng của SEO đối với Social Media Marketing, để xác định được hiệu quả của các chiến dịch SEO đối với các hoạt động Offline tại cửa hàng, địa điểm kinh doanh của thương hiệu, team Marketing có thể làm một cuộc khảo sát nhỏ đến với khách hàng Offline và hỏi họ rằng bạn biết đến thương hiệu qua đâu? Nếu như có nhiều người trả lời là biết đến thương hiệu từ Website và Google Search, vậy thì team Marketing đang triển khai rất tốt các chiến dịch SEO đó!

c. Mức độ tương tác của Target Audience và Website của thương hiệu

Một trong những mục tiêu quan trọng của việc sản xuất ra nội dung chuẩn SEO, đó là thu hút được sự quan tâm của tệp khán giả mục tiêu (Target Audience) và khiến họ thực sự tương tác với nội dung đó (đọc bài, chia sẻ, đọc thêm các bài viết khác,...). Đo lường chỉ số SEO sẽ cho các bạn Marketer biết rằng liệu những nội dung trên Website có đủ hấp dẫn để giữ chân người đọc không? Nội dung mang lại có giúp ích được cho họ hay có trực tiếp tạo ra chuyển đổi cho thương hiệu không?

Và để có thể đo lường mức độ tương tác giữa người dùng và nội dung trên Website, chắc chắn Marketers sẽ phải dựa trên các chỉ số về SEO. Đó là những chỉ số nào, hãy cùng STEP tìm hiểu ngay dưới đây!

08 chỉ số SEO quan trọng nhất mà Marketer cần theo dõi

Lưu lượng truy cập (Traffic)

Đây là chỉ số quan trọng nhất đối với bất kỳ chiến dịch SEO nào và cũng là một trong những KPI đầu tiên mà bạn cần đạt được. Nếu như Website của thương hiệu có lưu lượng truy cập cao, thì tức là các bài Blog, nội dung trên Website đang được triển khai SEO hiệu quả. 

Đặc biệt, nếu như những tìm kiếm trên Google Search của người dùng liên quan trực tiếp đến nhu cầu của họ, ví dụ như: Mua bàn ăn, Trang trí nội thất, Đặt vé máy bay... mà Website của bạn có lưu lượng truy cập cao từ những nhu cầu tìm kiếm này (không dựa vào Google Advertising), chắc chắn team Marketing đang làm rất tốt công việc SEO.

Mức độ hiển thị tự nhiên (Organic Impressions)

Đây là chỉ số cho số lần Website của thương hiệu xuất hiện trên kết quả tìm kiếm tự nhiên, không thông qua quảng cáo trả phí (Google/Youtube Advertising,...).

Để có được mức độ hiển thị tự nhiên cao, bài viết hoặc mô tả sản phẩm trên Website cần có sự phân bổ từ khóa hợp lý ở trong nội dung, URL của bài viết đã được Lập chỉ mục (indexing) hay Website có trải nghiệm người dùng thân thiện.

Tỷ lệ nhấp chuột (Click Through Rate - CTR)

CTR thể hiện tỷ lệ phần trăm người dùng nhấp vào liên kết của Website so với số lần hiển thị trên kết quả tìm kiếm.

Website có tỷ lệ nhấp chuột cao cho thấy Tiêu đề, Mô tả và nội dung của bài viết/sản phẩm thu hút người dùng. Bên cạnh đó, CTR cao sẽ giúp gia tăng mức độ hiển thị tự nhiên của Website trên kết quả tìm kiếm, trong khi CTR thấp sẽ làm giảm vị trí của trang Web. Khi mà người dùng luôn có xu hướng click vào những bài viết hiển thị trên thứ hạng đầu, thì CTR cao sẽ mang lại rất nhiều lợi ích lâu dài dành cho thương hiệu.

Từ khóa trên xếp hạng

Đây là danh sách các từ khóa mà trang Web của bạn đã đạt được vị trí trên kết quả tìm kiếm. Theo dõi từ khóa trên xếp hạng sẽ đánh giá hiệu quả của từng từ khóa và cách mà người dùng tìm kiếm nội dung của bạn trên Google. 

Nếu từ khóa xuất hiện nhiều, tức là bạn đang có một chiến lược SEO tốt. Ngược lại, nếu từ khóa ít xuất hiện, chúng ta sẽ nhận ra được nhu cầu tìm kiếm đang có xu hướng giảm và từ đó sẽ điều chỉnh chiến lược SEO kịp thời.

Tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate)

Tỷ lệ thoát trang đo lường tỷ lệ phần trăm người dùng thoát khỏi trang Web trong khoảng thời gian cụ thể. Đây là chỉ số thể hiện mức độ hấp dẫn của nội dung Website đối với người dùng. 

Nếu như tỷ lệ nhấp chuột cao cho thấy chủ đề của bài viết hấp dẫn, thì tỷ lệ thoát trang cao lại cho thấy nội dung bên trong không hấp dẫn hoặc trải nghiệm người dùng trong Website không tốt, tốc độ truy cập chậm,... dẫn đến việc người dùng rời khỏi trang Web sau một khoảng thời gian ngắn hoặc sau khi chỉ xem một trang.

Ngược lại, tỷ lệ thoát trang thấp sẽ cho thấy người dùng tương tác và truy cập qua nhiều trang trong Website của thương hiệu. Điều này có thể là kết quả của nội dung hấp dẫn, hữu ích, mang lại nhiều giá trị cho người đọc hay Website của giao diện bắt mắt và trải nghiệm người dùng tốt.

Hệ thống Backlink

Hệ thống Backlink là tập hợp các liên kết được trả về từ các Website, Blog, Forum, Social Media khác trỏ về trang Web của bạn. Backlink sẽ là một trong những yếu tố quan trọng nhất của SEO vì các công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá mức độ đáng tin cậy của trang Web thông qua số lượng và chất lượng của các Backlink

Xây dựng một hệ thống Backlink chất lượng, đáng tin cậy sẽ đem lại hiệu quả rất cao trong việc gia tăng thứ hạng trang Web của bạn. 

Lưu lượng truy cập xã hội

Lưu lượng truy cập xã hội sẽ đo lường lượng người dùng truy cập đến Website của thương hiệu từ các nền tảng Social Media như Facebook, Linkedin, Youtube. Theo dõi các số liệu này, các Marketer có thể đánh giá xem các hoạt động Marketing trên các kênh truyền thông có tạo ra những sự thay đổi lớn trong việc gia tăng lưu lượng truy cập trang Web của thương hiệu.

Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)

Những chỉ số về Lưu lượng truy cập, CTR hay Tỷ lệ thoát trang sẽ có ý nghĩa về mặt SEO, nhưng để đo lường được mức độ hiệu quả của các hoạt động SEO, thương hiệu sẽ phải dựa vào đích đến cuối cùng là Tỷ lệ chuyển đổi. 

Tuy nhiên, tùy vào từng giai đoạn mà các thương hiệu sẽ có mục tiêu riêng dành cho chuyển đổi. Chẳng hạn, nếu thương hiệu muốn thu về lượt đăng ký nhận tư vấn, thì chuyển đổi sẽ là Số điện thoại/Email, nếu thương hiệu muốn người dùng nhớ đến mình nhiều hơn, thì đích đến cuối cùng có thể là lượt tải tài liệu/subscribe.

Vậy nên, khi triển khai các hoạt động SEO, các Marketer cần xác định rõ mục tiêu cuối cùng của từng chiến dịch SEO là gì, để tránh tình trạng SEO thì tốt đấy, nhưng kết quả trực tiếp dành cho thương hiệu thì lại không có gì cả.

Các công cụ đo lường chỉ số SEO

a. Google Analytics

Đây dường như là công cụ phân tích dữ liệu (hoàn toàn miễn phí) quen thuộc nhất đối với mọi Marketer khi mà hầu như ai cũng cần phải sử dụng Google Analytics để theo dõi hiệu suất và tối ưu Website của doanh nghiệp.  

Google Analytics sẽ mang đến nhiều thông tin người dùng truy cập vào Website của bạn, bao gồm các thông tin về Lưu lượng truy cập, Nguồn tìm kiếm, Thời gian tương tác,... Những dữ liệu từ Google Analytic không chỉ giúp bạn theo dõi lưu lượng truy cập của Website, mà còn hiểu cách tương tác giữa người dùng và các landing page (trang đích), để từ đó có thể tối ưu nội dung cũng như trải nghiệm trên Website.

b. Google Search Console

Google Search Console là công cụ miễn phí và rất hữu ích để tối ưu hóa SEO cũng như theo dõi hiệu suất trang web trên Google

Google Search Console giúp theo dõi, báo cáo và sửa lỗi liên quan đến hiển thị trang web của bạn trên kết quả tìm kiếm Google. Nó cung cấp thông tin về từ khóa, vị trí trang web, chỉ số tỷ lệ nhấp chuột và tình trạng chỉ số Google. Ngoài ra, mỗi khi đăng tải Blog Post lên Website, bạn hãy nhớ Indexing URL bài viết trong Google Search Console nhé, nếu không là bài viết của bạn sẽ rất lâu nữa mới được người khác tìm thấy thấy.

c. Ahrefs

Là công cụ quen thuộc của cộng đồng SEO, Ahrefs là một công cụ mạnh mẽ cho việc nghiên cứu từ khóa, phân tích Backlink và theo dõi hiệu quả của chiến lược SEO. Ahrefs cung cấp thông tin chi tiết về từ khóa, lưu lượng truy cập, hệ thống Backlink, điều này giúp Marketer hiểu rõ về cách cải thiện vị trí trang web trên các kết quả tìm kiếm.

Và tất nhiên, Ahrefs cần phải trả phí.

d. Seoquake

Seoquake là một tiện ích mở rộng trình duyệt cung cấp thông tin chi tiết về chỉ số SEO của trang web mà người dùng đang truy cập, bao gồm các thông tin về từ khóa, Backlink, chỉ số Google, và nhiều chỉ số quan trọng

KHÓA HỌC SEO & GOOGLE ADVERTISING: GIA TĂNG LƯỢT TRUY CẬP VÀ CHUYỂN ĐỔI CHO THƯƠNG HIỆU

Sản xuất nội dung SEO và thiết lập các chiến dịch Google Ads luôn là 2 hoạt động Marketing thiết yếu đối với mọi doanh nghiệp trong quá trình gia tăng lưu lượng truy cập Website và tạo ra chuyển đổi trực tiếp
Tuy nhiên, dường như các nội dung, chiến dịch mà bạn đang triển khai trên Website chưa hiệu quả khi mà Traffic không có sự gia tăng đáng kể, cũng như không mang lại chuyển đổi trực tiếp cho thương hiệu
Đồng hành cùng STEP tại khóa học SEO & Google Advertising, bạn sẽ được trang bị hệ thống kiến thức về:

a. Cách đọc số và phân tích dữ liệu trên nền tảng Google Analytics

b. Quy trình nghiên cứu từ khóa và lên outline bài viết

c. Triển khai nội dung chuẩn SEO

d. Cấu trúc của các chiến dịch PPC

e. Quy trình triển khai và tối ưu các chiến dịch quảng cáo

Xuyên suốt khóa học, bên cạnh sự hỗ trợ trực tiếp trong quá trình học tập, đội ngũ giảng viên tại STEP IT Academy sẽ mang đến những chia sẻ về kinh nghiệm thực tế ở trong ngành

Vậy nên, bạn hoàn toàn có thể tự tin triển khai những bài Content chuẩn SEO cho Website của mình, hay tự mình thiết lập các chiến dịch quảng cáo đa nền tảng.

Nếu bạn có mong muốn làm việc trong lĩnh vực Performance Marketing và thăng tiến thật xa với ngành này, STEP đã sẵn sàng đồng hành cùng bạn!



Tác giả::

Ban biên tập Học viện máy tính STEP

Làm thế nào để Graphic Designer thăng tiến trong ngành Thiết kế đồ họa?

Trên thực tế, ai cũng có thể đủ khả năng làm Thiết kế đồ họa hay sử dụng bộ công cụ thiết kế, nhưng để đi được đường dài và tiến xa trong lĩnh vực sáng tạo này thì là một câu chuyện hoàn toàn khác. Là một Graphic Designer, bạn sẽ không chỉ đơn thuần tạo ra những sản phẩm “đẹp”, “dễ nhìn”, “khách ưng là được”, mà bạn sẽ cần rất nhiều yếu tố để có thể đi thật lâu và phát triển hơn nữa ở trong ngành Sáng tạo nói chung và Thiết kế đồ họa nói riêng. Vậy, làm thế nào để một Graphic Designer có thể tiến xa với lĩnh vực này?

1. Một Graphic Designer giỏi, là một người có tìm hiểu về văn hóa, truyền thống cũng như tinh thần thương hiệu Một Graphic Designer xuất sắc không chỉ đơn thuần là tạo ra những ấn phẩm “đẹp”, “dễ nhìn”, mà còn là người biết lồng ghép 1 cách tinh tế ý nghĩa, câu chuyện, văn hóa ở đằng sau mỗi đường nét hay màu sắc. Tìm hiểu sâu về văn hóa, về truyền thống sẽ giúp bạn hình thành nên những “big idea” sâu sắc và có nhiều tầng ý nghĩa hơn. Khi đó, bạn sẽ dễ dàng phát triển ra những ý tưởng hình ảnh, đồ họa, nét vẽ, bố cục độc đáo, mà trong đó còn ẩn chứa thông điệp, câu

ШАГ логотип

Những hoạt động giúp mùa hè của con ý nghĩa và tràn đầy niềm vui

Mùa hè đến, mang theo những niềm vui và không khí rộn ràng dành cho trẻ. Đối với các con, đây là khoảng thời gian tuyệt vời để nghỉ ngơi, vui chơi và tận hưởng thật nhiều niềm vui sau một năm học căng thẳng. Tuy nhiên, cha mẹ không nên để cho con dành quá nhiều thời gian với màn hình máy tính, màn hình điện thoại để chơi điện tử hay xem TV. Vậy làm thế nào để có thể mang đến cho con một mùa hè bổ ích, thú vị và đầy ắp những kỷ niệm? Hãy cùng STEP tìm hiểu ngay tại bài viết này nhé!

Mùa hè đến, mang theo những niềm vui và không khí rộn ràng dành cho trẻ. Đối với các con, đây là khoảng thời gian tuyệt vời để nghỉ ngơi, vui chơi và tận hưởng thật nhiều niềm vui sau một năm học căng thẳng. Tuy nhiên, cha mẹ không nên để cho con dành quá nhiều thời gian với màn hình máy tính, màn hình điện thoại để chơi điện tử hay xem TV. Vậy làm thế nào để có thể mang đến cho con một mùa hè bổ ích, thú vị và đầy ắp những kỷ niệm? Hãy cùng STEP tìm hiểu ngay tại bài viết này nhé! Không thúc ép con học Trong suốt năm học vừa qua, con đã nỗ lực hết sức mình và tập trun

ШАГ логотип

Lập trình Game và sự phát triển tư duy sáng tạo cho trẻ

Đối với trẻ, trò chơi điện tử (Game) là hoạt động yêu thích của các em, nhưng đối với phụ huynh thì Game lại là một trong những điều mà bố mẹ không muốn cho con tiếp xúc nhiều. Vậy thì, cha mẹ hãy cùng con khám phá thế giới Lập trình Game, nơi con vừa được thỏa sức sáng tạo với thế giới trò chơi điện tử, và vừa được hóa thân thành những nhà lập trình Game, học và tự tạo ra những trò chơi cho riêng mình, để từ đó phát triển tư duy logic, tính sáng tạo và tăng cường sự tự tin.

Đối với trẻ, trò chơi điện tử (Game) là hoạt động yêu thích của các em, nhưng đối với phụ huynh thì Game lại là một trong những điều mà bố mẹ không muốn cho con tiếp xúc nhiều. Vậy thì, cha mẹ hãy cùng con khám phá thế giới Lập trình Game, nơi con vừa được thỏa sức sáng tạo với thế giới trò chơi điện tử, và vừa được hóa thân thành những nhà lập trình Game, học và tự tạo ra những trò chơi cho riêng mình, để từ đó phát triển tư duy logic, tính sáng tạo và tăng cường sự tự tin. Trước tiên, lập trình Game dành cho trẻ là gì Lập trình Game là một trong những cách thú vị

ШАГ логотип

Top 5 xu hướng Thiết kế đồ họa trong năm 2023

Cơ hội nhận MIỄN PHÍ tài liệu hướng dẫn của Học viện STEP IT, bao gồm 5 xu hướng hàng đầu trong lĩnh vực Thiết kế đồ họa cho năm 2023, cùng với đó là những ví dụ thực tế về các ấn phẩm thiết kế cho từng xu hướng

Bạn đã sẵn sàng cập nhật và đi đầu xu hướng trong lĩnh vực Thiết kế đồ họa chưa? Vậy thì, đừng bỏ lỡ cơ hội nhận MIỄN PHÍ tài liệu hướng dẫn của Học viện STEP IT, bao gồm 5 xu hướng hàng đầu trong lĩnh vực Thiết kế đồ họa cho năm 2023, cùng với đó là những ví dụ thực tế về các ấn phẩm thiết kế cho từng xu hướng Để nhận quà tặng miễn phí, bạn vui lòng để lại thông tin và chúng tôi sẽ gửi tài liệu ngay lập tức Đội ngũ chuyên gia tại STEP IT đã chắt lọc thông tin một cách cẩn thận và tổng hợp lại thành một nguồn tài liệu hữu ích với mong muốn trang bị cho bạn những kiến thức và kỹ năng cần thiết để ph&

ШАГ логотип

EARLY BIRD!

STEP IT Việt Nam dành tặng bạn ưu đãi 20% khi đăng ký ngay hôm nay!

Đọc

EBOOK MIỄN PHÍ

Tài liệu về An ninh mạng

Đọc

Trang web này sử dụng cookies

Chính sách bảo mật