Prompt hay lệnh là cách chúng ta giao tiếp với các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI). Để đạt được kết quả tốt nhất từ các ứng dụng AI như ChatGPT, Gemini, hay Generative Fill của Adobe, việc hiểu và xây dựng cấu trúc prompt chuẩn là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết để tạo prompt hiệu quả cho từng ứng dụng:
ChatGPT.com
ChatGPT là một công cụ AI mạnh mẽ của OpenAI, có khả năng trả lời câu hỏi, sáng tạo nội dung, và thậm chí thực hiện các nhiệm vụ phức tạp như lập kế hoạch hay phân tích.
Cấu trúc Prompt cơ bản cho ChatGPT:
- Tiếng Việt: “Tôi muốn bạn/ Đóng vai trò là…(điền nghề nghiệp hoặc vai trò của bạn)…hãy… (công việc mà bạn muốn AI làm)…”
- Tiếng Anh: “I want you to/Play a role as…please…”
Tiêu chí để câu lệnh cho ra kết quả chuẩn xác hơn trong ChatGPT:
- Ngắn gọn và rõ ràng: ChatGPT hoạt động tốt khi bạn cung cấp prompt rõ ràng và chính xác.
- Cụ thể hoá yêu cầu: Nếu bạn cần kết quả chi tiết, hãy thêm vào các yếu tố cụ thể như số lượng từ, phong cách viết.
- Cung cấp ngữ cảnh: Nếu yêu cầu phức tạp, việc cung cấp ngữ cảnh giúp AI hiểu rõ hơn. Ví dụ: "Làm thế nào để xây dựng chiến lược truyền thông xã hội cho doanh nghiệp nhỏ mới thành lập?"
- Sử dụng câu hỏi mở để kích thích sự sáng tạo. Ví dụ: "Dự đoán những xu hướng digital marketing trong năm 2025 sẽ là gì?"
Gemini.google.com
Gemini là một nền tảng AI tập trung vào xử lý ngôn ngữ tự nhiên và hiểu biết ngữ cảnh sâu rộng. Nó thường được dùng để tạo các cuộc hội thoại hoặc phân tích ngôn ngữ phức tạp. Gemini được người dùng đánh giá là cho ra những kết quả tự nhiên và giống người thật hơn (more human-like). Do đó, người dùng sẽ cần đưa ra những câu lệnh tự nhiên như trong giao tiếp thường ngày.
Cấu trúc Prompt cơ bản cho Gemini:
- Đặt câu hỏi trực tiếp: Gemini hoạt động tốt với các câu hỏi yêu cầu trả lời chi tiết và có ngữ cảnh.
Để cho ra kết quả chuẩn xác tối đa trong Gemini, hãy lưu ý một số tiêu chí sau:
- Mô tả tình huống cụ thể: Nếu bạn muốn Gemini mô phỏng hoặc trả lời theo một tình huống, hãy miêu tả chi tiết.
Ví dụ: "Trong một cuộc họp công ty, làm thế nào để trình bày về một dự án mới mà không gây xung đột?"
- Yêu cầu phân tích: Gemini mạnh mẽ trong việc phân tích các tình huống phức tạp, đòi hỏi khả năng hiểu sâu rộng theo góc nhìn của người thường, do đó rất có ích trong các câu lệnh yêu cầu tổng hợp phân tích về hành vi.
Ví dụ: "Phân tích các yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng trong ngành bán lẻ."
Generative Fill trong Adobe Photoshop
Tính năng Generative Fill của Adobe là một công cụ AI sáng tạo giúp người dùng chỉnh sửa và tạo ra hình ảnh mới dựa trên các yêu cầu cụ thể. Công cụ này hữu ích trong việc thiết kế và xử lý hình ảnh.
Cấu trúc Prompt Chuẩn cho Generative Fill:
- Tiếng Việt: Đối tượng muốn AI tạo + Tính từ mô tả + vị trí đặt + Chủ thể của thiết kế
- Tiếng Anh: Object(s) + Descriptive Adjectives + Placement + Subject
Đối với tính năng này, người dùng cần hạn chế sử dụng các từ như "generate/tạo ra" và "create/tạo" hay những từ hướng dẫn như "add/thêm", "fill/điền vào", "make/làm cho", và "change/thay thế". Thay vào đó hãy sử dụng các từ mô tả trực tiếp chỉ đối tượng, tính năng (màu sắc, hình dạng, v.v.) và các từ khóa liên quan. Bên cạnh đó, người dùng cũng cần khoanh vùng các vị trí điểm ảnh (pixel area) mà bạn muốn thay đổi bằng Generative Fill để cho ra kết quả tối ưu nhất.
Ví dụ như hình đĩa mỳ ý dưới đây, câu lệnh là “Put meat balls and basil leaves on this pasta” (Đặt thịt viên và lá húng quế lên đĩa pasta này). Trong câu lệnh này đã nêu rõ các objects (đối tượng - meat balls and basil leaves) mà bạn muốn AI tạo ra vị trí trên hình của nó là trên dĩa mỳ (put on this pasta).
Các tiêu chí cho kết quả tối ưu khi sử dụng Generative Fill:
- Chi tiết về kết quả mong muốn: Hãy mô tả rõ ràng loại hình ảnh bạn muốn tạo ra, tính trạng (màu sắc, kích thước, v.v.) càng chi tiết càng tốt
- Đưa ra chỉ dẫn cụ thể về vị trí: Điều này giúp AI hiểu rõ hơn về mong muốn của bạn. Ví dụ: "Thêm một con mèo ngồi ở góc phải bức hình, trên ghế sofa màu xanh."
- Sử dụng các từ chỉ màu sắc, hình dáng và phong cách: Đặc biệt hữu ích khi chỉnh sửa hình ảnh. Ví dụ: "Thay đổi bối cảnh từ ban ngày thành ban đêm với bầu trời đầy sao."
Kết
Các công cụ AI tạo sinh có thể thực sự hữu ích cho hiệu quả, sự sáng tạo và nghiên cứu, nhưng chúng cũng đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về các chủ đề và kỹ năng để sử dụng chúng một cách hiệu quả. Đây là lý do tại sao đừng mong đợi bất kỳ phép màu nào từ việc sử dụng AI, nhưng hãy đầu tư vào việc học của bạn bằng cách phát triển các kỹ năng trong môi trường phát triển nhanh chóng này của sự tiến bộ công nghệ
Nhận ngay khóa học Ứng dụng AI trong Marketing trị giá 5 triệu đồng hoàn toàn miễn phí khi đăng ký thành công khóa Social Media Marketing Power-Ups trong tháng 10 này!
Số lượng ưu đãi có hạn, đăng ký ngay: https://vietnam.itstep.org/khoa-hoc-social-media-marketing