I. Cơ hội trong ngành Marketing
Trước khi chuyển sang học và làm việc với ngành Marketing, bạn cần đánh giá những cơ hội dành cho người làm trái ngành, liệu những cơ hội này có xứng đáng để bạn đưa ra quyết định rẽ ngang với Marketing hay không.
1. Marketing có rất nhiều lĩnh vực khác nhau để bạn thử sức
Marketing sẽ không chỉ bó hẹp trong công việc về “chạy quảng cáo” như nhiều người lầm tưởng. Trái lại, Marketing sẽ chia ra thành nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể kể đến những lĩnh vực phổ biến như Content Marketing, Social Media Marketing, SEO, Pay-per-click,...
Đọc thêm: Digital Marketing là gì? Liệu Digital marketing chỉ xoay quanh “chạy Ads”?
Mỗi lĩnh vực sẽ có tính chất công việc và hướng phát triển khác nhau. Chẳng hạn như nếu bạn là người thích làm việc với các con số, có khả năng đọc hiểu dữ liệu và thiên về làm kỹ thuật, SEO hoặc Pay-per-click là lĩnh vực phù hợp với bạn. Nếu như bạn là người yêu thích sự sáng tạo, bay bổng với những con chữ, hình ảnh, nhanh nhạy với các xu hướng trên Facebook hay TikTok, thì Social Media Marketing và Content Marketing sẽ là công việc dành cho bạn.
Phụ thuộc vào định hướng phát triển, bạn có thể bắt đầu với việc lựa chọn lĩnh vực phù hợp với tính cách cũng như mục tiêu của bản thân. Mô hình T-Shaped Marketing dưới đây sẽ giúp bạn có góc nhìn tổng quan về các công việc trong ngành Marketing.
Cũng chính vì Marketing là một ngành có nhiều lĩnh vực, công việc khác nhau, vậy nên nhu cầu tuyển dụng việc làm ở trong ngành này là rất lớn và sẽ còn bùng nổ trong tương lai tới đây.
2. Bạn vẫn hoàn toàn được các công ty chào đón dù học trái ngành
Đây chắc hẳn sẽ là điểm cộng rất lớn của ngành Marketing khi các công ty, doanh nghiệp vẫn luôn chào đón các bạn ứng viên học trái ngành, không quá quan trọng bằng cấp liên quan hay chuyên ngành Đại học (tất nhiên nếu có thì vẫn tốt hơn).
Marketing là một ngành chú trọng vào các kỹ năng, kinh nghiệm thực tế, sự thấu hiểu con người hay sự nhanh nhạy với xu hướng, với thị trường - những điều được hình thành qua trải nghiệm, kinh nghiệm của bạn với cuộc sống. Chẳng hạn, nếu bạn có xuất phát điểm là một nhân viên Sales, bạn tích lũy được vốn hiểu biết về hành vi, tâm lý của khách hàng, bạn sẽ có điểm cộng rất lớn khi chuyển sang ngành Digital Marketing.
3. Bạn sẽ được thấy thành quả, công sức của mình được công nhận và xuất hiện rộng rãi.
Đây chắc hẳn là một trong những điều khiến ngành Marketing trở nên hấp dẫn và là ngành yêu thích, đặc biệt là của các bạn trẻ. Đối với các công việc như Content hay Social Media Marketing, bạn sẽ có cơ hội nhìn thấy những chiến dịch, dự án quảng cáo mà mình đã đóng góp công sức được xuất hiện rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội, trên TV hay trong các trung tâm thương mại.
Bạn sẽ còn cảm thấy tuyệt vời hơn nếu như đó là ý tưởng mà bạn đã đề xuất, trực tiếp xây dựng và bám sát xuyên suốt quá trình hoàn thiện. Một sự công nhận rộng rãi như vậy sẽ là một thành tựu đáng nhớ trong sự nghiệp của mỗi Marketer.
II. Những điều mà các bạn học trái ngành cần đối mặt
Ngành Marketing có nhiều hấp dẫn và thuận lợi cho các bạn học trái ngành như bài viết đã liệt kê ở trên, nhưng bạn cũng cần phải đối mặt với những khó khăn, thử thách khi chuyển sang ngành này.
1. Marketing là ngành có tốc độ cập nhật và đổi mới rất nhanh
Sự đổi mới của Marketing đến từ nhiều yếu tố khác nhau: Thuật toán của nền tảng, dạng nội dung, cách tiếp cận hay xu hướng. Thậm chí, trong thời gian tới đây, với sự phát triển của Trí tuệ nhân tạo, các Marketer còn cần phải biết cách kết hợp AI vào trong quá trình làm việc để nâng cao hiệu suất.
Chính vì thế, khi làm việc trong ngành Marketing, bạn cần phải chủ động cập nhật các tin tức, kiến thức liên quan đến công việc của mình. Nếu không, bạn sẽ dễ dàng bị bỏ lại phía sau trên chặng đường phát triển của ngành.
2. Tỉ lệ cạnh tranh rất cao
Đây chính là thử thách thứ 2 mà bạn cần phải đối mặt khi mà bạn không chỉ cạnh tranh với những người cũng làm trái ngành giống mình, mà còn là các bạn sinh viên mới tốt nghiệp đúng chuyên ngành Marketing. Khát khao được làm việc đúng chuyên ngành của các bạn sinh viên là rất lớn, vậy nên bạn cần nỗ lực rất nhiều để có được công việc mình mong muốn.
3. Bạn cần trau dồi thêm nhiều kỹ năng mềm khác
Bên cạnh kỹ năng chuyên môn chính, hãy trang bị thêm cho bản thân các kỹ năng mềm như Thuyết trình, giao tiếp, thậm chí là làm Slide. Bởi khi làm trong ngành Marketing, bạn sẽ cần phải thuyết trình những ý tưởng của mình một cách thuyết phục nhất vừa để sếp, quản lý duyệt ý tưởng, vừa để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu.
III. Là một người học trái ngành, bạn cần chuẩn bị những gì?
1. Bạn cần bắt đầu tự học và cập nhật kiến thức
Khi quyết định chuyển sang học, làm việc trong ngành Marketing, bạn sẽ cần bắt đầu tự mình tìm tòi tài liệu, tự học từ những kiến thức nền tảng nhất của ngành. Bạn có thể tự học thông qua:
a. Sách chuyên ngành Marketing tới từ các tác giả có tiếng trong ngành
Đây sẽ là nguồn kiến thức tốt nhất dành cho các bạn học trái ngành. Hãy tìm đến các đầu sách của các tác giả như Philip Kotler (Principles of Marketing, Marketing Insights from A to Z, Marketing 5.0: Technology for Humanity) hay các đầu sách từ RIO Book.
b. Học thông qua các kênh Youtube
Khi học Marketing qua Youtube, bạn vừa được tiếp cận đến những kiến thức nền tảng của ngành, vừa được lắng nghe những chia sẻ thực tế từ chuyên gia trong ngành, đồng thời bạn có thể cập nhật các thông tin mới về ngành. Một vài kênh Youtube tự học bạn có thể tham khảo: Hubspot, Social Media Examiner, Neil Patel hoặc kênh Youtube của STEP IT Academy Vietnam.
2. Mở rộng mối quan hệ trong ngành Marketing
Hãy kết nối với những người bạn bè, anh chị làm trong ngành Marketing để có thể học hỏi những kinh nghiệm làm việc thực tế và rút ra bài học cho chính mình. Việc mở rộng mối quan hệ trong ngành không những giúp bạn được lắng nghe những kinh nghiệm thực tế, mà còn phần nào hỗ trợ cho công việc sau này của bản thân.
Bạn có thể tìm kiếm những người đồng hành tại các cuộc thi về Marketing (Marketing On Air, Vietnam Young Lions,..), chủ động xin kết nối ở trên các hội nhóm về Marketing (Tâm sự con sen,...). Hoặc tham dự các buổi Workshop về Digital Marketing.
3. Bắt đầu từ vị trí Intern (Thực tập sinh)
Đây là cách tốt nhất để các bạn trái ngành có thể học hỏi và trải nghiệm thực tế các công việc trong ngành Marketing này. Khi đi thực tập, hãy chủ động lắng nghe Leader nói, quan sát mọi người làm việc và chủ động thực hiện các công việc được giao.
Tự học, tự nghiên cứu là bước khởi đầu tốt với các bạn trái ngành. Bước tiếp theo là hãy áp dụng những gì bạn đã học vào trong công việc thực tế. Bạn sẽ hiểu mình đang sai ở đâu, cần phải cải thiện như thế nào và từ đó bạn mới có thể phát triển kỹ năng của bản thân.
4. Tham gia khóa học có hệ thống kiến thức bài bản
Nếu như bạn không đủ khả năng tự học, cảm thấy mông lung giữa hàng loạt các kiến thức ở trên mạng, hoặc bạn muốn được thực hành nhiều hơn nhưng cần có người chỉ ra lỗi sai, thì bạn nên tham gia vào các khóa học Marketing có hệ thống kiến thức từ cơ bản tới chuyên sâu.
Khó khăn lớn nhất đối với các bạn học trái ngành chính là ở lúc bắt đầu, vậy nên việc tham gia các khóa học Marketing bài bản sẽ là một giải pháp phù hợp hơn cả. Bạn sẽ được tiếp cận lần lượt từ những kiến thức nền tảng của ngành Marketing, cho tới những kiến thức chuyên môn thực tế trong công việc. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ dễ dàng kết nối với những người bạn có chung định hướng với Marketing.
Quan trọng nhất, khi đi học, bạn sẽ có sự hỗ trợ từ các giảng viên là chuyên gia trong ngành. Không chỉ được lắng nghe chia sẻ thực tế từ người có nhiều năm kinh nghiệm với Marketing, mà bạn còn được chỉ ra những lỗi sai trong công việc và cách để cải thiện.
Và nếu bạn cần tìm một khóa học có đầy đủ những tiêu chí ở trên, hãy cùng tham gia với STEP tại Khóa học Digital Marketing toàn diện. Khóa học sẽ giúp các bạn trái ngành có sự khởi đầu tốt hơn, từ đó giúp bạn phát triển sự nghiệp Marketing của bản thân.