1. Một Graphic Designer giỏi, là một người có tìm hiểu về văn hóa, truyền thống cũng như tinh thần thương hiệu
Một Graphic Designer xuất sắc không chỉ đơn thuần là tạo ra những ấn phẩm “đẹp”, “dễ nhìn”, mà còn là người biết lồng ghép 1 cách tinh tế ý nghĩa, câu chuyện, văn hóa ở đằng sau mỗi đường nét hay màu sắc. Tìm hiểu sâu về văn hóa, về truyền thống sẽ giúp bạn hình thành nên những “big idea” sâu sắc và có nhiều tầng ý nghĩa hơn. Khi đó, bạn sẽ dễ dàng phát triển ra những ý tưởng hình ảnh, đồ họa, nét vẽ, bố cục độc đáo, mà trong đó còn ẩn chứa thông điệp, câu chuyện mà bạn gài gắm vào. Khi bạn tìm hiểu về văn hóa và truyền thống (ví dụ như văn hóa về âm nhạc, kịch, hát chèo,...), bạn đang tự mở ra cho mình cánh cửa của việc thiết kế những sản phẩm có độ sâu, mang trong mình các tầng ý nghĩa, ẩn chứa nhiều cảm xúc và giá trị.
Dự án Lunar New Year của thương hiệu Pepsi tại thị trường Trung Quốc
Một sản phẩm có câu chuyện, có ý nghĩa sẽ chạm đến tâm hồn, xúc cảm của người xem, gợi nên những ấn tượng đặc biệt, đưa họ vào hành trình khám phá một thế giới mới mẻ, thú vị.
Ngoài việc tìm hiểu truyền thống, một Graphic Designer giỏi còn là người nghiền ngẫm, tìm hiểu và thậm chí là “học thuộc” tinh thần của thương hiệu. Tạo ra hình ảnh là một chuyện, trách nhiệm của Graphic Designer còn phải là đưa được những giá trị, thông điệp và tinh thần mà thương hiệu đã xây dựng và hướng đến. Khi hiểu rõ giá trị, tinh thần của thương hiệu bạn đang làm việc cùng, bạn sẽ dễ dàng tạo ra những ấn phẩm có sự nhất quán, đồng bộ và tạo nên nét đặc trưng nhất định cho khách hàng của mình
Dự án thiết kế Packaging cho Coca-Cola dịp Tết 2017 của Ki Saigon Agency
2. Là một Graphic Designer, bạn luôn cần phát triển tư duy thiết kế
Đây dường như chắc chắn là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trên con đường bạn phát triển với nghề Thiết kế đồ họa. Có thể nói rằng, bạn sẽ chỉ mãi là “thợ” hay tiến xa hơn với những vị trí cấp cao như Creative, Art Director, Lead Creative, là phụ thuộc vào “tư duy thiết kế” - Creative Thinking.
Tư duy thiết kế là nền móng để bạn xây dựng, định hướng phong cách và đảm bảo sự nhất quán với những yêu cầu từ phía khách hàng. Thiết kế không chỉ đơn thuần là việc “vẽ ra”, “tạo ra” các ý tưởng, sản phẩm mà là sự kết hợp của tư duy logic và sự sáng tạo thông qua nhiều công đoạn khác nhau như xác định chân dung mục tiêu, tìm hiểu giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, thông điệp truyền tải, thử nghiệm các phương án khác nhau, điều chỉnh dựa trên thực tế, hoàn thiện sản phẩm cuối cùng và mang đi trình bày. Đây là công đoạn sẽ cần sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các bạn Marketer, Copywriter và cả Graphic Designer, chứ không phải chỉ có Marketer mới cần đi xác định đối tượng người xem, hay phân tích giá trị của thương hiệu đâu nhé. Càng nâng cao tư duy thiết kế của bản thân, bạn sẽ càng có cơ hội tiến xa và phát triển mạnh mẽ ở trong lĩnh vực Sáng tạo này.
3. Hãy học hỏi từ mentor và những người đi trước
Tự học, tự làm sẽ giúp bạn phát triển nhanh, nhưng để phát triển lâu dài và tiến xa trong ngành Thiết kế đồ họa nói riêng hay Sáng tạo nói chung, hãy học hỏi từ mentor hoặc những người đi trước. Lắng nghe những chia sẻ về trải nghiệm làm việc với khách hàng hay quá trình “đẻ ra ý tưởng” từ những anh chị trong ngành sẽ giúp bạn có thêm những góc nhìn thực tế về công việc, những kinh nghiệm quý giá, kiến thức thiết thực mà chắc chắn bạn sẽ cần phải biết để tự đúc kết cho bản thân. Thậm chí, bạn hoàn toàn có thể học hỏi thêm những kỹ thuật nâng cao từ họ để làm dày hơn vốn kiến thức, kỹ năng cho mình.
Bên cạnh đó, học hỏi từ mentor hoặc những người đi trước sẽ giúp bạn có thêm các mối quan hệ ở trong ngành Sáng tạo. Việc mở rộng mối quan hệ sẽ không chỉ giúp bạn được lắng nghe nhiều chia sẻ hơn, có thêm các cơ hội học hỏi mà còn là cơ hội để bạn có thể tìm thấy những nguồn cảm hứng mới, những người có cùng quan điểm hay các cơ hội hợp tác sau này.
4. Học thôi là chưa đủ, hãy thực hành, thực hành và thực hành
Đối với ngành Thiết kế đồ họa, để có thể phát triển song song tư duy và kỹ năng của bản thân, bạn chắc chắn sẽ cần phải thực hành. Lý thuyết, nguyên tắc thiết kế, tư duy thiết kế không thể chỉ là những dòng chữ, nó cần được định hình, trau dồi và phát triển hàng ngày thông qua những bài học thực tế.
Khi thực hành, bạn đang tự tạo cho mình cơ hội được áp dụng những kiến thức lý thuyết về Thiết kế đồ họa vào trong một công việc thực sự. Bạn sẽ cần phải biết lựa chọn màu sắc, font chữ sao cho phù hợp với tính cách thương hiệu, cách bố trí thông tin sao cho gãy gọn, hay cách lồng ghép những câu chuyện vào trong từng đường nét vẽ của mình. Ngoài ra, thực hành thường xuyên sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về cách phát triển tư duy thiết kế, cách kết hợp tư duy logic và tính sáng tạo vào trong sản phẩm của mình. Thực hành nhiều, bạn cũng sẽ nhanh nhạy hơn, linh hoạt hơn cho quá trình làm việc.
Hình ảnh các bạn tham dự Workshop tại STEP IT Việt Nam đang tham gia hoạt động Pitching cho ý tưởng thiết kế của mình
Hơn thế nữa, nếu như bạn có cơ hội được làm những dự án về thiết kế đồ họa (đồ án tốt nghiệp, dự án phi lợi nhuận,...) thì bạn sẽ không chỉ có cơ hội được thực hành kỹ năng thiết kế, mà còn trải nghiệm những kỹ năng mềm khác như Làm việc nhóm, Brainstorm và Thuyết trình. Đừng tưởng làm Designer thì chỉ có design đâu nha, ở thời điểm hiện tại và trong tương lai tới đây, Designer sẽ cần trang bị cho mình thật nhiều kỹ năng mềm như Pitching để trình bày ý tưởng, hay Debate để bảo vệ quan điểm của mình đó. Chứ mà cứ để người khác gạt bỏ ý tưởng, feedback “cứ sao sao” thì các bạn newbie sẽ rất khó khăn trong việc làm nghề đấy!
5. Nhanh nhạy với những xu hướng thiết kế, và áp dụng một cách hợp lý
Trong một thế giới số với sự thay đổi nhanh chóng và cạnh tranh khốc liệt, là một Graphic Designer, chắc chắn bạn sẽ cần nhanh nhạy trong việc tiếp cận đến những xu hướng trong thiết kế đồ họa. Việc nắm bắt nhanh chóng và hiểu rõ những xu hướng trong thiết kế sẽ giúp bạn có thêm nhiều nguồn cảm hứng sáng tạo và mở rộng góc nhìn. Sự nhạy bén với xu hướng là cách để một Graphic Designer không bị giới hạn trong các quan điểm cũ, mà thay vào đó, bạn dám khám phá và thử nghiệm.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là đối với khách hàng, dự án nào bạn cũng có thể áp dụng tùy tiện các xu hướng vào đâu nhé. Thay vì là người theo đuổi, chỉ chạy theo các xu hướng, bạn hãy điều chỉnh, chắt lọc những chi tiết, xu hướng phù hợp với dự án mà mình đang đảm nhiệm. Ứng dụng xu hướng một cách tinh tế sẽ giúp dự án, sản phẩm của bạn vừa phù hợp với góc nhìn của thương hiệu, vừa có một chút nét tươi mới, hợp thời được bạn lồng ghép vào trong.
6. Học thêm những kỹ năng bổ trợ
Đúng là một Graphic Designer thì nên tập trung vào việc phát triển kỹ năng thiết kế đồ họa của mình, đặc biệt là các bạn newbie. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng các bạn không nên học thêm những kỹ năng khác. Việc trang bị cho mình các kỹ năng bổ trợ như Vẽ, thiết kế UI/UX, Motion,... sẽ hỗ trợ các bạn Graphic Designer rất nhiều ở thời điểm hiện tại. Chẳng hạn như nếu như bạn có kỹ năng vẽ, bạn sẽ dễ dàng minh họa ý tưởng của mình để cho khách hàng và team nội bộ hiểu được điều bạn muốn truyền tải. Hay nếu như biết về UI/UX, bạn hoàn toàn có thể phát triển song song công việc thiết kế giao diện Website - một lĩnh vực có xu hướng phát triển mạnh mẽ ở thời gian tới đây. Hoặc, nếu bạn trang bị thêm cho mình kỹ năng thiết kế 3D, bạn hoàn toàn có thể vận dụng chúng để tạo ra đồ họa, element 3D để thêm vào các ấn phẩm 2D của mình.
Học thêm các kỹ năng mới, bạn sẽ không chỉ tối ưu được công việc của mình, mà hoàn toàn có thể mở rộng thêm lĩnh vực hoạt động của bản thân, đa dạng hóa nguồn thu nhập với các công việc Freelance về Thiết kế giao diện Website, Thiết kế chuyển động,... Được trải nghiệm các nhánh công việc Thiết kế khác nhau vừa mang lại cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị, vừa mang lại cho bạn thêm các nguồn thu nhập mới.
7. Trang bị tư duy thiết kế chuyên sâu tại STEP IT Academy Việt Nam
Chương trình học Graphic Design tại STEP IT Academy Việt Nam sẽ chú trọng vào việc xây dựng cho học viên tư duy thiết kế chuyên sâu, cách lồng ghép những câu chuyện, ý nghĩa và giá trị của thương hiệu vào trong sản phẩm cuối cùng. Song song với đó, để học viên có thể nâng cao kỹ năng thiết kế của bản thân, chương trình học sẽ mang đến cho các bạn cơ hội được thực hành thiết kế với các bài tập hàng tuần và đồ án cuối kỳ. Học viên của STEP sẽ luôn được trải qua quá trình tìm hiểu, phân tích, phác thảo, chỉnh sửa, tạo ra sản phẩm cuối cùng và thuyết trình về dự án của bản thân một cách chỉn chu nhất. Phát triển tư duy thiết kế sẽ luôn là giá trị mà STEP IT Academy Việt Nam đem đến cho các bạn học viên khóa Graphic Design, để các bạn có thể tự tin “Bước đúng, bước hay, chinh phục ngay lĩnh vực Thiết kế”
Khóa học Thiết kế đồ họa tại STEP IT Việt Nam đã chính thức tuyển sinh học viên, nếu bạn cần tư vấn thêm về chương trình học và học phí, hãy để lại thông tin và số điện thoại nhận tư vấn từ chúng mình nhé!