1. Thuật ngữ về hình ảnh
Bitmap (Raster image): Đây là khái niệm chỉ một mạng lưới gồm nhiều các chấm pixel. Khi phóng to ảnh, chúng ta có thể thấy những chấm pixel này được thể hiện dưới dạng các ô vuông nhỏ và nối tiếp nhau. Mỗi một ô vuông. Định dạng phổ biến của bitmap được sử dụng thường là PNG, JPG, BMP và GIF. Chất lượng của ảnh bitmap sẽ không được giữ nguyên mỗi khi thu nhỏ hay phóng to ảnh.
Vector image: Dạng hình ảnh được tạo ra bằng cách sử dụng các công thức toán học tập hợp các đường thẳng và đường cong. Vector image thường được tạo ra bởi các phần mềm chuyên dụng là Adobe Illustrator, và Vector image có 1 đặc tính, dù bạn phóng to hay thu nhỏ thì chất lượng ảnh vẫn luôn được giữ nguyên.
TIFF: TIFF, hay Tagged Image File Format là định dạng ảnh có chất lượng tốt nhất, nhưng bù lại dung lượng sẽ nặng hơn các định dạng phổ biến như JPEG, PNG.
PSD: Đây là định dạng hình ảnh raster và thường được lưu dưới dạng file Adobe Photoshop.
ESP: Định dạng hình ảnh vector, một dạng file đồ họa được tạo ra từ phần mềm Adobe Illustrator.
2. Thuật ngữ về màu sắc
RGB: RGB là cụm viết tắt của 3 màu cơ bản trong đồ họa, Red (đỏ) - Green (xanh lá) - Blue (xanh lam). Đây là chế độ hiển thị màu cho tất cả các hình ảnh được trình chiếu trên màn hình điện thoại, màn hình máy tính, TV,...
CMYK: CMYK viết tắt của Cyan, Magenta, Yellow và Key, đây là một chế độ màu đề cập đến bốn loại mực chính được sử dụng trong việc in ấn. Đối với những ấn phẩm cần in ấn, các bạn Designer nên nhớ chọn chế độ màu là CMYK khi làm việc. Chế độ màu CMYK sẽ đảm bảo việc in ấn đúng màu nhất có thể.
Saturation: Hiểu theo tiếng Việt thì cụm này có nghĩa là Độ bão hòa - cường độ của màu sắc ở trong hình ảnh, nó có thể là rực rỡ, đậm màu, hay tinh khiết.
Monochrome: Bảng màu được tạo ra từ các sắc thái khác nhau của một màu duy nhất. Các sự thay đổi của màu sắc đó được tạo ra bằng việc thay đổi độ đậm màu, độ sáng, độ tối của màu gốc.
Triadic: Đây là thuật ngữ chỉ việc sử dụng ba màu nằm cách đều nhau trên bánh xe màu (color wheel). Các màu được kết hợp theo công thức Triadic sẽ tạo ra sự cân bằng và tương phản mạnh mẽ trong các ấn phẩm thiết kế.
Analogous: Analogous nói về các màu sắc nằm liền kề nhau ở trên bánh xe màu. Ví dụ như, một cụm màu analogous có thể bao gồm các màu như xanh dương, xanh lam và tím.
Complementary: Cách kết hợp 2 màu đối nghịch nhau ở trên bánh xe màu. Cách kết hợp màu complementary sẽ tạo ra sự tương phản mạnh mẽ trong thiết kế. Ví dụ, một cặp màu complementary phổ biến là vàng và tím
Tetradic: Tetradic là thuật ngữ chỉ việc sử dụng 4 màu nằm cách đều nhau trên color wheel. Ví dụ, một cụm màu tetradic bao gồm màu xanh biển, xanh lá, cam và đỏ đô
3. Thuật ngữ Branding
Brand Identity: Brand Identity - Bộ nhận diện thương hiệu là phiên bản trực quan của một thương hiệu, doanh nghiệp bao gồm các thành tố như Logo, Font, Website, bao bì hay hình ảnh.
Brand Awareness: Nhận thức thương hiệu nói về mức độ mà người tiêu dùng có thể gợi nhớ hoặc nhận diện một thương hiệu. Và để có một Brand Awareness tốt, yếu tố đầu tiên mà doanh nghiệp, thương hiệu cần tập trung xây dựng chính là Brand Identity
Brand Guideline: Brand Guideline hay còn được gọi là bộ quy chuẩn thương hiệu. Đây là hệ thống bao gồm mọi thứ liên quan đến doanh nghiệp, thương hiệu chẳng hạn như bố cục tiêu chuẩn, font chữ của thương hiệu, bảng màu chủ đạo, các quy tắc về spacing,..
Moodboard: Thực chất thì trong ngành sáng tạo, rất khó có từ tiếng Việt nào có thể mô tả chính xác ý nghĩa của từ “Moodboard”. Trong lĩnh vực thiết kế nói chung và sáng tạo nói riêng, để hình dung về một concept, màu sắc, bố cục, cảm xúc của ấn phẩm thiết kế, designer sẽ kết hợp các hình ảnh khác nhau sao cho thể hiện được ý tưởng của bản thân một cách chính xác nhất.
Watermark: Watermark chính là những đoạn text, logo, hình mờ nằm ẩn dưới các hình ảnh, video, text. Mục đích của watermark là để tác giả có thể đánh dấu quyền sở hữu của nội dung và hạn chế việc “dùng chùa” tài nguyên nhất có thể.
4. Thuật ngữ về Layout
Grid system: Hệ thống lưới, đây là công cụ giúp designer có thể căn lề và phân chia bố cục cho thiết kế của mình
Alignment: Alignment - Căn chỉnh, sắp xếp các yếu tố trong ấn phẩm thiết kế ở đúng vị trí theo mục đích của Graphic Designer. Khi các yếu tố được sắp xếp gọn gàng và đúng với ý đồ, thiết kế của bạn sẽ có điểm nhấn hơn rất là nhiều
Negative Space: Hay còn gọi là không gian âm, nói về khoảng không gian trống giữa các yếu tố trong 1 thiết kế. nó tạo ra sự cân bằng và mối quan hệ trực quan giữa các yếu tố, tạo sự tương phản và điểm nhấn trong ấn phẩm thiết kế
White space: Khoảng trắng, đây là vùng thiết kế không có hình ảnh hoặc văn bản. Các bạn Designer nên ghi nhớ rằng, white space không có nghĩa là nhàm chán, sử dụng white space một cách tinh tế sẽ tạo ra những “khoảng thở” và điểm nghỉ cho mắt của người xem.
5. Thuật ngữ Typography
Typeface: Kiểu chữ, hay còn gọi là Font family. Font family là một bộ font có cùng điểm chung trong thiết kế, nhưng vẫn có các nét riêng biệt, chẳng hạn như Regular, Semibold, Black, Heavy
Hierarchy: Hierarchy - Hệ thống cấp bậc phân nhóm văn bản dựa trên mức độ quan trọng của thông tin. Đâu là thông tin chính cần được truyền tải rõ ràng nhất, đâu là thông tin phụ để bổ trợ cho thông điệp chính.
Legibility: Hay còn được hiểu là tính dễ đọc. Khi thiết kế, Graphic Designer cần đảm bảo các văn bản, nội dung trong ấn phẩm đó phải dễ đọc khi người dùng xem ở trên các nền tảng thiết bị điện tử hay tờ rơi, poster, standee,...
Sans Serif: Font chữ không có chân, các kiểu chữ phổ biến là Arial, Helvetica, Verdana.
Serif: Font chữ có chân, các cạnh nhỏ ra ở những điểm kết thúc của chữ cái. Các font phổ biến có thể kể đến là Times New Roman, Georgia và Garamond.