Thực trạng đáng báo động: Dữ liệu doanh nghiệp Việt Nam đang bị đe doạ.
Đầu năm 2024, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) đã trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công ransomware quy mô lớn. Hệ thống công nghệ thông tin bị tê liệt, dữ liệu bị mã hóa, gây ra thiệt hại nghiêm trọng về tài chính và uy tín.
Đây chính là hồi chuông cảnh báo về mối đe dọa ransomware đang ngày càng gia tăng tại Việt Nam. Liệu doanh nghiệp của bạn đã sẵn sàng đối mặt với nguy cơ này?
Trước tiên, Ransomware là gì?
Ransomware - Vũ khí của tội phạm mạng. Ransomware không chỉ là một loại virus máy tính thông thường. Nó là một vũ khí lợi hại được tội phạm mạng sử dụng để tống tiền, biến dữ liệu của bạn thành con tin. Khi bị nhiễm ransomware, toàn bộ hệ thống của bạn có thể bị tê liệt, dữ liệu quan trọng bị mã hóa và không thể truy cập được nữa.
Ransomware giống như các loại virus máy tính khác, có thể xâm nhập qua email trong tệp đính kèm, qua kết nối mạng hoặc do hacker cố tình tấn công cài đặt vào. Sau khi đạt được mục đích, mã độc quét toàn bộ ổ đĩa của máy tính và mã hoá các tệp tin bằng mã hoá khoá công khai (public key cryptography). Các tệp tin thường có các đuôi kí tự lạ Ví dụ: Ví dụ: *.Doc > *.docm ; *.xls > *.cerber, …
Các tệp tin quan trọng trên máy tính với định dạng .doc, pdf, xls, jpg, zip… sẽ không thể mở được nữa. Một máy tính bị nhiễm Ransomware thì khả năng cao những máy còn lại cũng gặp tình trạng tương tự. Lúc này toàn bộ hệ thống đã bị tin tặc độc chiếm, để giải mã buộc phải có khóa riêng (private key) mà chỉ có kẻ phát tán mới có. Điều này đồng nghĩa, để chuộc lại file bị nhiễm ransomware, người dùng phải trả tiền cho hacker qua các đồng tiền ảo như Bitcoin,…
Các loại ransomware phổ biến:
-
Locker ransomware: Loại này khóa hoàn toàn màn hình hoặc hệ thống, khiến người dùng không thể truy cập vào bất kỳ dữ liệu nào.
-
Crypto ransomware: Là loại ransomware mã hóa các tệp tin quan trọng, khiến chúng không thể mở hoặc sử dụng được nếu không có khóa giải mã.
- Leakware (hay Doxware): Loại này đe dọa công khai dữ liệu nhạy cảm của nạn nhân nếu không trả tiền chuộc.
Tác hại của Ransomware
Ransomware sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp:
Mất dữ liệu vĩnh viễn
Dữ liệu bị mã hóa có thể không thể khôi phục được, gây tổn thất lớn về tài chính và thông tin kinh doanh quan trọng.
Gián đoạn hoạt động kinh doanh
Hệ thống bị tê liệt, hoạt động sản xuất và kinh doanh bị đình trệ, gây thiệt hại về doanh thu và uy tín.
Tốn kém chi phí khắc phục
Doanh nghiệp phải chi trả một khoản tiền chuộc lớn để giải mã dữ liệu (nếu có thể), đồng thời phải đầu tư vào việc khắc phục hệ thống và tăng cường bảo mật.
Bài học từ PVOIL: Đừng để ransomware đe dọa doanh nghiệp của bạn
Vụ tấn công PVOIL là một bài học đắt giá cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đừng chủ quan và nghĩ rằng ransomware chỉ nhắm vào các tập đoàn lớn. Ngay cả doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng có thể trở thành mục tiêu của tội phạm mạng.
Việc chống mã độc ransomware đóng vai trò cực kỳ quan trọng nhằm mục đích bảo mật thông tin. Bởi vậy, đây là yếu tố hàng đầu cần được ưu tiên. Tuy nhiên, việc làm này không đơn giản mà nó là một quá trình liên tục và toàn diện, yêu cầu sự kết hợp giữa các biện pháp kỹ thuật và nhân sự.
Vậy doanh nghiệp nên ngăn chặn Ransomware bằng cách nào?
Dưới đây là các biện pháp chống mã độc ransomware phổ biến:
a. Cập nhật bảo vệ hệ thống định kỳ
Đây là việc làm đơn giản nhưng rất cần thiết đảm bảo hệ thống và phần mềm không bị các lỗ hổng bảo mật tạo cơ hội cho tin tặc tấn công.
b. Sử dụng phẩm mềm diệt virus
Sử dụng các phần mềm chống ransomware chất lượng rất cần thiết. Các công cụ này sẽ giúp phát hiện sớm và ngăn ngừa phần mềm độc hại xâm chiếm.
c. Sao lưu dữ liệu định ký
Sao lưu dữ liệu định kỳ ở nơi an toàn không kết nối mạng sẽ tránh được tình trạng dữ liệu bị tấn công ransomware và dữ liệu bị mã hóa, sao lưu sẽ giúp khôi phục lại dữ liệu mà không phải trả tiền chuộc.
d. Quản lý quyền truy cập
Giới hạn quyền truy cập của người dùng chỉ vào những phần cần thiết để thực hiện công việc của họ cũng là cách để bảo vệ dữ liệu không bị tin tặc tấn công. Điều này giúp giảm khả năng tấn công bởi mã độc ransomware sử dụng quyền truy cập người dùng để lây nhiễm.
Nhưng, khi bị nhiễm Ransomware, doanh nghiệp nên làm gì?
Thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp dù đã thực hiện các biện pháp bảo vệ thông tin, dữ liệu, nhưng chỉ vì 1 vài sơ suất nhỏ, dẫn đến việc doanh nghiệp bị nhiễm Ransomware. Vậy khi lâm vào tình trạng này, doanh nghiệp hãy thực hiện các bước sau đây:
a. Cách ly hệ thống bị nhiễm
Đảm bảo cách ly phần đã bị nhiễm với hệ thống, tắt các hệ thống đó, rút mạng để phòng trường hợp virus lây lan. Hành động càng nhanh thì nguy cơ ransomware xâm nhập vào cơ sở dữ liệu của cơ quan, doanh nghiệp càng thấp và số lượng máy tính bị nhiễm cũng sẽ ít hơn.
Phản ứng nhanh là rất quan trọng để giảm thiệt hại. Bởi càng trì trệ việc này càng mức độ nghiêm trọng càng lớn, thiệt hại tiềm tàng càng nghiêm trọng. Ngoài ra, tiền chuộc có thể chỉ là vỏ bọc của một cuộc tấn công khác.
b. Xác định loại ransomware
-
Kiểm tra thông báo đòi tiền chuộc: Ransomware thường để lại thông báo trên màn hình hoặc trong các tệp tin bị mã hóa, cung cấp thông tin về cách thức liên lạc với hacker và số tiền chuộc.
- Tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia: Nếu không thể xác định loại ransomware, hãy liên hệ với các chuyên gia an ninh mạng để được hỗ trợ.
c. Báo cáo cho các cơ quan thực thi pháp luật và không thỏa hiệp
Một số Cơ quan/Doanh nghiệp khi bị tin tặc tấn công nhưng không báo cáo cho cơ quan thực thi pháp luật vì sợ lộ dữ liệu nhạy cảm mà chấp thuận điều kiện của tin tặc. Việc làm này này có thể hiểu được, nhưng đó không phải là một cách xử lý bền vững. Chấp thuận điều kiện trả tiền chuộc sẽ trực tiếp tài trợ cho tin tặc để chúng tổ chức nhiều cuộc tấn công táo bạo và tinh vi hơn với thiệt hại.
Việc báo cáo tới cơ quan thực thi pháp luật là cần thiết để hướng tới một kết quả bền vững và nó cũng giúp cơ quan thực thi pháp luật mau chóng tìm ra thủ phạm, ngăn chặn các vụ tấn công tiếp theo.
d. Khôi phục hệ thống từ bản sao lưu
Ngay cả khi đã thực hiện “cô lập và tắt các hệ thống quan trọng” nhanh chóng, thì vẫn sẽ có nhiều dữ liệu cần được khôi phục. Điều này đòi hỏi phải có bản sao lưu dữ liệu để khôi phục lại dữ liệu đã bị mã hóa. Hiện nay, phương pháp sao lưu dữ liệu hiệu quả đó là phương pháp 3-2-1:
-
Giữ 3 bản sao của bất kỳ tệp quan trọng nào, một bản chính của dữ liệu sử dụng hàng ngày và hai bản sao lưu.
-
Giữ tệp dữ liệu trên 2 loại phương tiện khác nhau, có rất nhiều phương tiện có sẵn tùy thuộc vào nhu cầu khác nhau như: NAS, ổ cứng gắn ngoài, bộ nhớ ngoài, đám mây,…
-
Duy trì 1 bản sao ở bên ngoài. Tình trạng bị tấn công mạng hoặc các vấn đề khác như trộm cắp, lũ lụt, hỏa hoạn,… thì không phải tất cả các bản sao lưu sẽ mất.
Thực tế, thời gian gần đây không ít doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam đang bị những cuộc tấn công mã hóa dữ liệu bởi những tin tặc quốc tế, điều này gây ra những ảnh hưởng nghiệm trọng. Bởi vậy thực hiện các cách phòng tin tặc rất cần thiết để chủ động hơn trong việc bảo vệ dữ liệu.
Khóa học Cyber Security - Học cách bảo vệ thông tin cá nhân và dữ liệu công việc
Với khóa học Cyber Security tại STEP IT Academy, bạn và tổ chức của bạn sẽ được cung cấp những kiến thức hữu ích, giúp bạn và tổ chức của bạn:
-
Bảo mật thông tin, dữ liệu của cá nhân và doanh nghiệp
-
Nhận diện các cuộc tấn công, phần mềm độc hại và các mối đe dọa bên ngoài
-
Tổ chức mạng định tuyến doanh nghiệp
-
Giám sát và quản trị hệ điều hành máy chủ
Sau khoá đào tạo, Học viên sẽ có năng lực:
-
Thành thạo việc tìm và phân loại lỗ hổng bảo mật
-
Phát hiện các cuộc tấn công mạng trong thực tế
-
Xây dựng hệ thống bảo mật và an toàn thông tin cho các hệ thống cơ quan, doanh nghiệp
-
Hỗ trợ và bảo vệ người thân, bạn bè khỏi những mối đe dọa trên mạng
Các cuộc tấn công mạng ngày càng trở nên tinh vi hơn, liệu bạn có muốn mình hay người thân là nạn nhân của các thủ đoạn này? Hãy liên hệ hanoi@itstep.org hoặc hcmc@itstep.org để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn ngay hôm nay!