Trong thời điểm mọi hoạt động Marketing của thương hiệu đang tập trung vào khách hàng làm trung tâm, phân tích Target Audience dường như đã trở thành một trong những công việc đầu tiên và quan trọng nhất trước khi triển khai bất kỳ một chiến dịch Marketing nào. Thấu hiểu về hành vi, thói quen tiêu dùng của nhóm khán giả mục tiêu, sẽ là tiền đề để các thương hiệu có thể đưa ra những sản phẩm, chương trình ưu đãi phù hợp, để từ đó có thể gia tăng doanh số và tối ưu lợi nhuận
Trước tiên, Target Audience là gì?
Target Audience (hay còn được viết tắt là TA) là thuật ngữ nói về nhóm đối tượng khán giả mục tiêu mà các thương hiệu mong muốn được tiếp cận đến.
Dựa vào yếu tố về ngành hàng, địa lí, tính chất sản phẩm cũng như định vị thương hiệu, mỗi doanh nghiệp dường như sẽ có các nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau. Bằng việc xác định đúng Target Audience, các Marketers sẽ đưa sản phẩm của thương hiệu đến với đúng người, đồng thời cũng sẽ thuận lợi trong việc tạo ra các thông điệp, chương trình hay hoạt động Marketing phù hợp với nhóm khách khán giả mục tiêu.
Vậy phân tích Target Audience cụ thể là làm gì?
Phân tích nhóm khách hàng mục tiêu là quá trình xác định những đặc điểm về nhân khẩu học, hành vi tiêu dùng, thói quen sử dụng mạng xã hội và các đặc điểm cụ thể của nhóm khách hàng mà thương hiệu muốn hướng tới.
Chẳng hạn, nhóm khách hàng mục tiêu của một thương hiệu bán thiết bị chụp ảnh sẽ là “Người tiêu dùng trong độ tuổi từ 20 - 40, sinh sống tại Hà Nội, hiện đang hoạt động trong lĩnh vực về Nhiếp ảnh, Marketing, Advertising và có sự quan tâm đến các thiết bị chụp ảnh, quay phim để phục vụ cho công việc”
Dựa trên tính chất của sản phẩm, khu vực hay định vị thương hiệu, mỗi doanh nghiệp sẽ xác định các nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau. Ví dụ, một thương hiệu chuyên về ngành hàng F&B (Food and Beverage) ở phân khúc xa xỉ, sẽ không thể nào có nhóm khách hàng mục tiêu tương đương với một thương hiệu chuyên về bán đồ dùng thể thao phân khúc thấp.
Phân tích Target Audience sẽ đem lại những lợi ích gì đến với doanh nghiệp?
a. Đưa sản phẩm đến với đúng khách hàng
Bằng việc phân tích cụ thể tệp khách hàng mục tiêu, Marketer sẽ biết đâu là nhóm đối tượng phù hợp với sản phẩm của thương hiệu, và đâu là nhóm khách hàng mà bạn không nên tiếp cận. Từ đó, sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu sẽ được tiếp cận đến với đúng nhóm người thực sự có quan tâm và có nhu cầu sử dụng.
b. Tối ưu ngân sách và hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo
Sau khi đã có cho mình tệp khách hàng mục tiêu và bản chân dung người tiêu dùng (Buyer Persona) rõ ràng, team Marketing sẽ dễ dàng xác định được nhóm đối tượng phù hợp khi thiết lập các chiến dịch quảng cáo trên Facebook, Instagram và đặc biệt là Google Advertising.
Marketer có thể chọn vị trí địa lí, sở thích, hành vi mua hàng, mối quan tâm, nghề nghiệp tương ứng với nhóm khách hàng mục tiêu đã đề ra. Từ đó, bạn sẽ tránh được việc quảng cáo chạy quá rộng, tiếp cận không đúng đối tượng hay tốn nhiều tiền nhưng không mang lại kết quả cho thương hiệu. Triển khai các chiến dịch quảng cáo nhắm đến đúng đối tượng, sẽ góp phần đưa thương hiệu, sản phẩm đến với đúng người, đúng thời điểm và tối ưu được hiệu suất cũng như chi phí.
c. Tối ưu công việc sản xuất Content Marketing đa nền tảng
Bên cạnh việc tối ưu được hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo, team Marketing và đặc biệt là các bạn Content Creator, Copywriter sẽ biết nên triển khai nội dung về chủ đề nào, lồng ghép thông điệp ra sao, sản xuất hình ảnh, video thế nào trên các kênh Social Media, hay tạo ra những hoạt động Offline phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu.
Quy trình phân tích khách hàng mục tiêu sẽ diễn ra như thế nào?
Thông thường, trong quá trình phân tích Target Audience sẽ thường diễn ra trong 3 bước chính - Tạo bản mô tả chân dung khách hàng, Phân tích Insight và Phác thảo Customer Journey. Nghe những thuật ngữ trên thì có vẻ hơi khó hiểu rồi đúng không, vậy thì bạn hãy lần lượt cùng STEP điểm qua từng bước một nhé.
a. Tạo bản mô tả chân dung khách hàng mục tiêu
Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu sẽ giúp thương hiệu hiểu được cụ thể đối tượng mà họ muốn hướng đến là những người như thế nào, họ làm công việc gì, mức thu nhập ra sao, sinh sống ở đâu,...
Một bản chân dung khách hàng mục tiêu thông thường sẽ bao gồm 2 yếu tố: Nhân khẩu học (Demographics) - tên, tuổi, học vấn, mối quan hệ, mức thu nhập và Tâm lý học (Psychology): sở thích, lĩnh vực quan tâm, mục tiêu trong cuộc sống/công việc
Ví dụ cụ thể về Chân dung khách hàng mục tiêu
b. Phân tích Insight của tệp khách hàng mục tiêu
Insight, hay “sự thật ngầm hiểu” là một trong những yếu tố mà mọi thương hiệu đều dựa vào để đưa ra thông điệp truyền tải hay phương thức tiếp cận phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu. Mặc dù Insight rất khó để tìm kiếm, nhưng khi phân tích đúng Insight, giá trị mang lại sẽ rất lớn
Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, công đoạn tìm ra Insight sẽ thuận lợi hơn 1 chút khi các Marketer có thể đọc những feedback về sản phẩm hoặc tìm hiểu quan điểm, mức độ quan tâm đối với thương hiệu của tệp khách hàng mục tiêu thông qua các hội nhóm hoặc bài đăng trên Fanpage.
Ví dụ cụ thể về công việc Phân tích Insight của TA với mô hình 3C Truth
1. Chữ C đầu tiên - Consumer Truth: sự thật về người tiêu dùng. Consumer Truth bao gồm những động lực, mong muốn, sở thích và những “nỗi đau” của người tiêu dùng mà thương hiệu đang muốn mang đến giải pháp phù hợp nhất dành cho họ
2. Chữ C thứ 2 - Company/Brand Truth: sự thật về thương hiệu, là tính năng vượt trội, hay USP của sản phẩm/dịch vụ trong việc giải quyết “nỗi đau” của người tiêu dùng. Và để có thể xác định Company Truth, bạn cần phải trả lời những câu hỏi như:
-
Điều gì khiến cho thương hiệu của bạn khác biệt so với đối thủ cạnh tranh?
-
Bạn muốn thương hiệu của mình được người tiêu dùng nhớ đến như thế nào?
3. Chữ C thứ 3 - Category Truth: bản chất của ngành hàng, những đặc trưng riêng của ngành hàng mà có thể giải quyết được một hoặc nhiều nhu cầu của người tiêu dùng
Phân tích nhanh case study “Just do it” - Nike
Chiến dịch “Just do it” đã đưa hình ảnh Nike rộng khắp trên cả thế giới, và câu slogan nổi tiếng trên cũng đã trở thành 1 nguồn cảm hứng có tầm ảnh hưởng nhất trên mọi thời đại
-
Company Truth: Nike đã xây dựng hình ảnh thương hiệu gắn liền với sự nỗ lực không ngừng, phát triển bản thân, “push the limit” ở trong cả thể thao và cuộc sống
-
Category Truth: Trong quá trình luyện tập hay chơi thể thao, mỗi người đều cần cho mình một đôi giày có chất lượng tốt để không chỉ để hỗ trợ cho quá trình luyện tập mà còn để bảo vệ sức khỏe
-
Consumer Truth: Mối quan tâm về cải thiện sức khỏe, duy trì việc luyện tập hay chơi thể thao dường như luôn hiện hữu ở trong mỗi người. Tuy nhiên, với cuộc sống bận rộn, những mối bận tâm bên lề, giới hạn của bản thân, động lực luyện tập hàng ngày dường như đang bị cản trở
Từ đó, Customer Insight dành cho chiến dịch “Just do it” của Nike sẽ là: Tôi có mong muốn luyện tập thể thao thường xuyên để cải thiện sức khỏe, để trải nghiệm niềm vui trong cuộc sống, nhưng tôi đang không có động lực thúc đẩy bản thân luyện tập
c. Phác thảo hành trình trải nghiệm của khách hàng
Công đoạn này sẽ giúp Marketer xác định rõ những điểm chạm giữa thương hiệu và khách hàng, từ đó các bạn có thể cung cấp những thông tin, trải nghiệm phù hợp với từng giai đoạn khác nhau, cũng như tối ưu những phương án tiếp cận Offline cũng như Online
Ngoài ra, có cho mình bản phác thảo Hành trình trải nghiệm của khách hàng, Marketer cũng sẽ thuận tiện hơn trong việc tìm ra những điểm chạm đang hoạt động không tốt, từ đó đưa ra những cải thiện kịp thời.
Ví dụ cụ thể về Customer Journey
-
Nhận biết: Khách hàng lần đầu biết đến bạn thông qua quảng cáo Facebook
-
Tìm hiểu: Tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu qua các hội nhóm Facebook hay trên Google
-
Sử dụng sản phẩm: Khách hàng đặt mua và sử dụng sản phẩm
-
Cảm nhận: Khách hàng cảm thấy hài lòng vì sản phẩm đáp ứng được nhu cầu, nhân viên hỗ trợ nhiệt tình
-
Giới thiệu: Khách hàng gắn tên thương hiệu lên Instagram cá nhân, hoặc giới thiệu trực tiếp đến với bạn bè
04 công cụ phân tích Target Audience tốt nhất ở thời điểm hiện tại
Để công việc phân tích Target Audience trở nên thuận tiện, các Marketer có thể tham khảo qua 06 công cụ dưới đây.
a. Google Analytics
Đây dường như là công cụ phân tích dữ liệu (hoàn toàn miễn phí) quen thuộc nhất đối với mọi Marketer khi mà hầu như ai cũng cần phải sử dụng Google Analytics để theo dõi hiệu suất và tối ưu Website của doanh nghiệp.
Google Analytics sẽ mang đến nhiều thông tin người dùng truy cập vào Website của bạn, bao gồm các thông tin về nguồn tìm kiếm, khu vực địa lý, thiết bị sử dụng, thời gian tương tác,... Những dữ liệu từ Google Analytic không chỉ giúp bạn theo dõi lưu lượng truy cập của Website, mà còn hiểu cách tương tác giữa người dùng và các landing page (trang đích), để từ đó có thể tối ưu nội dung cũng như trải nghiệm trên Website.
b. Google Trends
Cũng là một công cụ hoàn toàn miễn phí khác, Google Trends sẽ cung cấp những thông tin, nội dung hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm tại từng khu vực khác nhau. Đúng như tên gọi của nó, Google Trends sẽ giúp các Marketer nắm bắt được đâu là nội dung lên xu hướng, mặt hàng hay dịch vụ nào đang nhận được nhiều quan tâm ở thời điểm hiện tại.
Tổng hợp và phân tích những thông tin từ Google Trends cung cấp sẽ rất hữu ích trong việc sản xuất nội dung, đưa ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu của thị trường.
c. Facebook Audience Insights
Facebook Audience Insights là một công cụ mang đến rất nhiều thông tin về người dùng trên Facebook, bao gồm cả nhân khẩu học và hành vi sử dụng dựa trên lượt tương tác của họ với các nội dung của thương hiệu, chẳng hạn như vị trí địa lí, khoảng thời gian họ tương tác nhiều nhất, loại nội dung nhận được nhiều sự quan tâm,...
Những dữ liệu được cung cấp bởi Facebook Audience Insights sẽ giúp ích các Marketer rất nhiều trong việc điều chỉnh nội dung hay thiết lập đối tượng cho các chiến dịch quảng cáo.
d. Audiense
Khác với 3 công cụ trên, Audiense cần phải trả phí để sử dụng nhiều tính năng phân tích Target Audience. Cũng chính vì cần trả phí để sử dụng, Audiense sẽ mang đến nhiều tính năng nổi trội hơn 3 nền tảng trên và cung cấp nhiều dữ liệu chuyên sâu về người tiêu dùng.
Bên cạnh những tính năng phổ biến như cung cấp nhân khẩu học hay hành vi tiêu dùng, Audiense còn mang đến những Influencer (những người có tầm ảnh hưởng) phù hợp với từng tệp Target Audience khác nhau. Trước sự phát triển mạnh mẽ của Influencer Marketing, đây chắc chắn là một tính năng tuyệt vời và hữu ích dành cho các Marketer.
Ngoài ra, với Audiense, Marketer còn được trải nghiệm tính năng Social Media Listening, tính năng này sẽ giúp bạn xác định được những nội dung hiện đang là chủ đề bàn tán sôi nổi trên Social Media hay mức độ quan tâm của người dùng đối với 1 chủ đề nhất định ở trên Social.
Khóa học Digital Marketing toàn diện tại STEP IT Academy
Nếu như bạn có định hướng phát triển lâu dài với ngành Digital Marketing, thăng tiến lên các vị trí cấp cao như Senior, Leader tại các team Marketing in-house hoặc Marketing Agency nhưng lại chưa biết nên bắt đầu học từ đâu khi có quá nhiều kiến thức bạn cần phải học, và nhiều quy trình làm việc bạn còn bỡ ngỡ.
Vậy thì, khóa học dài hạn Digital Marketing tại STEP IT Academy sẽ là nơi giúp bạn tiếp cận đến hệ thống kiến thức bài bản về ngành, đi từ những kiến thức nền tảng cho đến kiến thức chuyên môn về các lĩnh vực như Social Media Marketing, SEO cho đến Google Advertising. Đồng thời, xuyên suốt khóa học, bạn sẽ luôn được tham gia các dự án thực hành nhằm mục tiêu áp dụng lý thuyết vào trong thực tiễn và trải nghiệm quy trình triển khai 1 chiến dịch Marketing hoàn chỉnh.
Phương pháp đào tạo và giảng dạy tại STEP IT Academy sẽ tập trung vào tính thực tiễn, cập nhật giáo trình hàng năm nhằm đảm bảo kiến thức truyền tải luôn sát với xu hướng phát triển của thị trường và đẩy mạnh các hoạt động thực hành nhằm tạo điều kiện cho học viên được trải nghiệm các dự án thực tế.
Và nếu bạn đã sẵn sàng, lớp học dài hạn Digital Marketing chính xác là dành cho bạn!