Tại sao cần đo lường chỉ số trong Social Media Marketing?
Hãy tưởng tượng bạn đang lái xe mà không có bảng đồng hồ. Bạn sẽ không biết mình đang đi với tốc độ bao nhiêu, xăng còn bao nhiêu, và liệu có vấn đề gì với động cơ hay không. Tương tự như vậy, nếu không đo lường các chỉ số social media, bạn sẽ không thể biết được chiến dịch của mình đang hoạt động như thế nào, có hiệu quả hay không và cần cải thiện những gì.
Đo lường chỉ số giúp bạn:
-
Biết được chiến dịch của bạn có đang đi đúng hướng hay không.
-
Nhận biết những điểm mạnh và điểm yếu để cải thiện chiến dịch.
-
Đầu tư vào những kênh và nội dung mang lại hiệu quả cao nhất.
-
Chứng minh hiệu quả của social media marketing cho sếp hoặc khách hàng.
Việc nắm vững các chỉ số quan trọng không chỉ giúp bạn đánh giá hiệu quả chiến dịch một cách chính xác, mà còn giúp bạn tối ưu hóa chiến lược và đạt được kết quả tốt hơn. Hãy cùng STEP IT Academy điểm qua 14 chỉ số social media quan trọng nhất mà các Social Media Marketer cần nắm vững nhé!
Reach - số người tiếp cận
Chỉ số cung cấp thông tin số lượng người đã nhìn thấy bài đăng của bạn trên các nền tảng Social Media, ví dụ như Facebook, Instagram hay Linkedin. Chỉ số này giúp bạn đánh giá độ phủ của chiến dịch và xác định xem Content hiện có đáp ứng được các yêu cầu của nền tảng hay không.
Followers - số người theo dõi
Đây là chỉ số dễ nhất mà ai cũng có thể thấy, số lượng người theo dõi trên các Fanpage Facebook, Followers trên Instagram hay trên TikTok. Chỉ số này thể hiện quy mô cộng đồng của thương hiệu trên mạng xã hội. Số lượng người theo dõi càng lớn, tiềm năng tiếp cận và tương tác với nội dung của bạn càng cao.
Engagement - lượt tương tác
Bao gồm các hành động như like, share, comment, click,... Đây là chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ quan tâm và phản hồi của người dùng đối với nội dung trên Social Media.
Engagement Rate - tỷ lệ tương tác
Được tính bằng tổng số lượt tương tác chia cho số người tiếp cận với nội dung. Chỉ số này cho biết mức độ hiệu quả của nội dung trong việc thu hút sự chú ý của khán giả. Ví dụ, bài viết của bạn trên nền tảng Facebook có lượt tiếp cận là 10.000, lượt tương tác là 2500 (đã bao gồm các hành động như like, share, comment,..) thì tỷ lệ tương tác (ER) sẽ là: 2500/10.000 * 100% = 25%
Share of voice (Mức độ thảo luận)
Đây là chỉ số đo lường mức độ “ồn ào” của thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh khác trên Social Media. Chỉ số này giúp bạn đánh giá vị thế của thương hiệu và hiệu quả của các chiến dịch truyền thông.
Tuy nhiên, chỉ số này chỉ có thể đo lường được bởi các công cụ về Social Listening, chứ các công cụ đo lường mặc định như Meta Business Suite hay Instagram thì không có tính năng này.
Frequency - tần suất của quảng cáo
Tiếp đến là các chỉ số liên quan tới Social Ads (như Facebook Ads hay Instagram Ads). Frequency là số lần trung bình một người dùng nhìn thấy quảng cáo của bạn. Tần suất xuất hiện của quảng cáo quá cao có thể gây khó chịu cho người dùng, vì họ cảm thấy bạn như đang spam thông tin vậy.
Impression - lượt hiển thị của quảng cáo
Đây là chỉ số thể hiện tổng số lần quảng cáo của bạn được hiển thị. Chỉ số này có tác dụng giúp bạn đánh giá mức độ phủ của quảng cáo. Nếu như Impression thấp thì có thể bạn đang thiết lập đối tượng nhắm đến quá hẹp, ngược lại Impression quá cao thì đối tượng thiết lập đang quá rộng, dẫn đến việc chi phí của quảng cáo hết nhanh hơn
Link clicks
Là số lần người dùng nhấp vào liên kết trong bài đăng quảng cáo của thương hiệu. Chỉ số này cho thấy mức độ quan tâm của người dùng đối với sản phẩm/dịch vụ đang được quảng cáo cũng như khả năng chuyển đổi tiềm năng.
Tuy nhiên, click vào liên kết nhưng chưa chắc họ đã vào được Landing page vì nhiều yếu tố: Thời gian load lâu -> người dùng out; Landing page có lỗi không load được -> người dùng out.
Amount spent - số tiền đã chi tiêu cho quảng cáo
Đơn giản là tổng số tiền bạn đã chi cho quảng cáo trên social media.
Các chữ C cần lưu ý khi đo lường quảng cáo trên Social
a. CPC - Cost per click
Là chi phí cho mỗi lượt click, số tiền bạn phải trả cho mỗi lần người dùng nhấn vào liên kết trong bài đăng.
b. CPM - Cost per mile
Chi phí trên 1000 lượt hiển thị, là số tiền bản phải trả cho mỗi một nghìn lượt hiển thị của quảng cáo. Chỉ số này thường là để đo lường cho các chiến dịch Awareness.
c. CTR - Click through Rate
Quá quen thuộc đối với các Marketer, đây là tỷ lệ nhấp chuột, cho biết phần trăm số người nhấp vào quảng cáo so với tổng số người nhìn thấy quảng cáo.
d. CPA - Cost per Action
Hay còn hiểu là chi phí cho mỗi hành đồng. Là số tiền bạn phải trả cho mỗi hành động cụ thể của người dùng, chẳng hạn như đặt hàng, đăng ký tài liệu, đăng ký nhận tin,....
Khóa học Social Media Marketing
Nếu như bạn có mong muốn làm việc và phát triển trong lĩnh vực Social Media Marketing, hay Content Marketing, khóa học Social Media Marketing tại STEP IT Academy Vietnam chính là sự lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn.
Tại STEP IT Academy, bạn được trải nghiệm lĩnh vực Social Media Marketing một cách toàn diện. Chương trình đào tạo tại STEP tạo điều kiện cho học viên được trải nghiệm quy trình làm việc thực tế, tham gia vào quá trình Brainstorm, Research, Execution cũng như Pitching dự án.
Liệu bạn có muốn trở thành 01 Social Media Marketer dày dặn kinh nghiệm, kỹ năng từ việc chuẩn bị chiến lược, lên Plan cho tới triển khai Content và đo lường hiệu quả không?
Hãy đăng ký học cùng STEP ngay hôm nay!