Khi làm việc trong lĩnh vực Content Marketing, chắc chắn các bạn phải trang bị cho mình kỹ năng chuyên môn, đồng thời nằm lòng tổng hợp 16 thuật ngữ Content phổ biến nhất trong ngành. Việc nhớ định nghĩa của các thuật ngữ chuyên ngành Content sẽ giúp các bạn newbie rất nhiều trong việc giao tiếp với các nhân sự Marketing khác.
Vậy 16 thuật ngữ Content phổ biến mà bạn cần phải ghi nhớ bao gồm những gì? Hãy cùng STEP IT Academy Vietnam tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây.
TA - Target Audience
Là nhóm Khán giả mục tiêu, là nhóm người mà bạn muốn tiếp cận và phục vụ thông qua nội dung của mình. Việc xác định TA rõ ràng sẽ giúp bạn tạo ra nội dung phù hợp với nhu cầu, sở thích và mong muốn của họ.
Đọc thêm: Target Audience là gì? Tại sao Marketer cần phải phân tích Target Audience?
Content Strategy
Hay còn được hiểu là “Chiến lược về nội dung", Content Strategy là kế hoạch tổng thể, mục tiêu, tệp khán giả mục tiêu, loại nội dung, kênh phân phối,... của một chiến dịch Content Marketing. Hiểu ngắn gọn, Content Strategy sẽ chính là chính là yếu tố quyết định một chiến dịch Content Marketing sẽ được diễn ra như thế nào.
Ví dụ: Chiến lược nội dung của một trường học có thể tập trung vào việc sản xuất các bài viết blog về kinh nghiệm học tập, hướng dẫn chọn ngành nghề đăng tải lên Website của trường, và các video ngắn bao gồm các chia sẻ từ cựu học viên để đăng tải lên Social Media nhằm thu hút những học viên mới cho năm học tiếp theo.
Content Direction
Nếu như trong hình ảnh, chúng ta có thuật ngữ Art Direction, thì ở lĩnh vực về các con chữ, chúng ta cũng sẽ có Content Direction - Định hướng nội dung, Đây là kim chỉ nam cho mọi hoạt động sản xuất nội dung, đảm bảo tính nhất quán và phù hợp với mục tiêu tổng thể của chiến dịch. Content Direction thường bao gồm các yếu tố như giọng văn, phong cách, chủ đề trọng tâm và thông điệp xuyên suốt.
Content Direction sẽ được quyết định ngay sau khi các thương hiệu hoàn thiện phần Content Strategy.
Content Pillar
Có nghĩa là Trụ cột nội dung, là những chủ đề chính, cốt lõi mà thương hiệu sẽ tập trung khai thác trong chiến dịch Content Marketing. Mỗi Content Pillar sẽ có nhiều nhánh nội dung nhỏ hơn, giúp bạn tạo ra một hệ thống nội dung đa dạng và phong phú.
Ví dụ: Đối với một trang web về công nghệ, các Content Pillar có thể là đánh giá sản phẩm, tin tức công nghệ, hướng dẫn sử dụng và mẹo vặt công nghệ.
Content Angle
Chính là nhánh nhỏ hơn từ Content Pillar - Content Angle, hay còn thường được gọi là góc nhìn nội dung. Content Angle sẽ bao gồm cách mà các Content Writer sẽ tiếp cận, khai thác một chủ đề (Content Pillar), tạo nên sự khác biệt và thu hút nhóm khán giả mục tiêu. Mỗi Content Angle sẽ mang đến một góc nhìn mới mẻ, giúp bạn tạo ra nội dung độc đáo và có giá trị.
Ví dụ: Khi viết về chủ đề "du học Mỹ", bạn có thể chọn Content Angle là "Những điều cần biết trước khi du học tại Mỹ", “Quy trình xin học bổng du học Mỹ”,....
Owned Media
Là kênh truyền thông do chính thương hiệu sở hữu, không yêu cầu chi phí để đăng tải nội dung. Owned Media thường bao gồm: Website, Social Fanpage, Email,... Owned Media giúp các thương hiệu xây dựng mối quan hệ trực tiếp với khách hàng, tăng cường sự nhận diện thương hiệu và kiểm soát thông điệp truyền tải.
Đọc thêm: Marketing 0 đồng là gì?
Paid Media
Là kênh truyền thông trả phí mà thương hiệu cần phải trả tiền để được tiếp cận tới nhóm khách hàng tiềm năng. Các hoạt động quảng bá thường bao gồm: Quảng cáo trên các nền tảng Social Media như Facebook/TikTok/Instagram Ads, Quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm (Google Ads, Youtube Ads) hay quảng cáo tài trợ.
Mặc dù phải chi tiền, thậm chí là rất nhiều tiền, nhưng Paid Media là yếu tố cốt lõi giúp thương hiệu nhanh chóng tiếp cận đối tượng mục tiêu, tăng lưu lượng truy cập và thúc đẩy chuyển đổi. Vậy nên, dù có tốn kém đến đâu, các thương hiệu luôn luôn phải sử dụng Paid Media. Google Advertising chính là kênh Paid Media phổ biến nhất mà hầu như thương hiệu nào cũng phải sử dụng.
Đọc thêm: Digital Marketing là gì?
Earned Media
Cuối cùng, Earned Media - những kênh truyền thông thúc đẩy khách hàng, người tiêu dùng thảo luận, bình luận, phản hồi về thương hiệu, sản phẩm một cách tự nhiên. Các kênh này có thể bao gồm các hội nhóm trên Social Media, diễn đàn (Voz, Webtretho,...) và còn nhiều hơn thế nữa.
Một điểm khác biệt giữa Earned Media so với Paid hay Owned chính là việc ở các kênh Earned, khách hàng mới chính là người phát triển nội dung, chủ động chia sẻ ý kiến. Vậy nên, nội dung từ các kênh Earned mang lại những sự đáng tin cậy, uy tín cho thương hiệu, hoặc cũng chính là sự phê phán, chỉ trích họ.
Long-form Content
Hay còn được hiểu là “Nội dung dạng dài", thường có độ dài trên 1000 từ, được thể hiện dưới dạng Video, Báo, Blog Post, Sách,... cung cấp các thông tin và nội dung chi tiết, chuyên sâu về các chủ đề cụ thể. Long-form Content giúp bạn thể hiện kiến thức chuyên môn, xây dựng lòng tin và cải thiện thứ hạng SEO.
Ví dụ, bài viết sau đây của STEP IT Academy Vietnam chính là một Long-form Content: Quy trình 08 bước viết bài chuẩn SEO.
Short-form Content
Ngược lại với Long-form, chính là Short-form Content - Nội dung dạng ngắn, thường có độ dài dưới 1000 từ và được thể hiện dưới dạng Reel, Shorts, Hình ảnh. Short-form Content thường là các nội dung mang tính cập nhật tin tức, giải trí, hoặc chia sẻ nhanh về mẹo, tips trong học tập hoặc cuộc sống. Các nội dung dạng ngắn, đặc biệt là Reel, Shorts hiện đang được các thương hiệu đầu tư sản xuất nhằm gia tăng sự tiếp cận trên các nền tảng như TikTok và Instagram Reel.
CTA (Call-to-action)
Đây là những lời kêu gọi hành động, nhằm khuyến khích người đọc thực hiện một hành động cụ thể, như mua hàng, đăng ký nhận tin, tải tài liệu,... CTA đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự.
Ví dụ: "Bạn có muốn mình là một trong những người sở hữu Iphone 15 sớm nhất không? Hãy đăng ký ngay hôm nay!”
Clickbait
Đây là những tiêu đề hoặc mô tả gây tò mò, kích thích người đọc nhấp vào liên kết để xem nội dung. Clickbait thường được sử dụng để tăng lượng truy cập, nhưng có thể gây phản cảm nếu nội dung không thực sự hấp dẫn.
Ví dụ: "Bạn sẽ không tin nổi điều gì xảy ra tiếp theo!"
Hook
Hay thường được hiểu là câu mở đầu của Video, của bài viết, nhằm thu hút sự chú ý của người đọc và khiến họ muốn đọc tiếp. Hook có thể là một câu hỏi, một câu chuyện, một sự thật thú vị hoặc một lời hứa hẹn giá trị.
Ví dụ: "Bạn sẽ tiết kiệm được 2 năm đi làm nếu như biết cách làm …”
Engagement
Đây là mức độ tương tác của người đọc với nội dung của bạn, thể hiện qua các hành động như bình luận, chia sẻ, thích,... Engagement là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của các bài Content trên Social Media.
Impressions
Hay còn được hiểu là “Lượt hiển thị" - số lần nội dung của bạn được hiển thị trên các kênh truyền thông. Impressions cho biết mức độ tiếp cận của nội dung, nhưng không đảm bảo người đọc thực sự quan tâm đến nội dung đó.
A/B testing
Đây là thuật ngữ thường thấy nhất mỗi khi chúng ta thiết lập quảng cáo Facebook hoặc Google, hay khi băn khoăn xem cấu trúc Content nào có hiệu quả tốt hơn. A/B Testing là phương pháp so sánh hiệu quả của hai phiên bản nội dung khác nhau, nhằm xác định phiên bản nào tốt hơn. A/B testing giúp bạn tối ưu hóa nội dung, tăng hiệu quả chuyển đổi và đạt được mục tiêu của chiến dịch.
Khóa học Social Media Marketing tại STEP IT Academy Vietnam
Nếu như bạn có mong muốn làm việc và phát triển trong lĩnh vực Social Media Marketing, hay Content Marketing, khóa học Social Media Marketing tại STEP IT Academy Vietnam chính là sự lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn.
Tại STEP IT Academy, bạn được trải nghiệm lĩnh vực Social Media Marketing một cách toàn diện. Chương trình đào tạo tại STEP tạo điều kiện cho học viên được trải nghiệm quy trình làm việc thực tế, tham gia vào quá trình Brainstorm, Research, Execution cũng như Pitching dự án.
Liệu bạn có muốn trở thành 01 Social Media Marketer dày dặn kinh nghiệm, kỹ năng từ việc chuẩn bị chiến lược, lên Plan cho tới triển khai Content và đo lường hiệu quả không?
Hãy đăng ký học cùng STEP ngay hôm nay tại: https://vietnam.itstep.org/khoa-hoc-social-media-marketing